Bạn đang băn khoăn để thành lập công ty xây dựng cần những điều kiện gi? Thủ tục như thế nào? Nắm được những khó khăn đó, sau đây Tư Vấn Hương Lan sẽ chia sẻ những điều cần biết khi mở công ty xây dựng. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất trước khi khởi nghiệp.
Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau: công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể căn cứ vào tình hình hiện tại và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc lựa chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khách đã có trước đó.
Khi lựa chọn tên công ty xây dựng bạn nên nghiên cứu thật kỹ để tập trung phát triển thương hiệu theo tên công ty đã lựa chọn.
Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt
• Tên tiếng việt
Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
VD: CÔNG TY TNHH A
Thì “ TNHH “ là loại hình, “ A” là tên riêng
• Tên tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
• Tên viết tắt
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ngành nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh.
Các công ty xây dựng thường cho mức vốn điều lệ khá cao vì nó sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu.
Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.
Đối với các ngành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề quy định như sau:
• Giám sát thi công xây dựng công trình:
Căn cứ Khoản 3 Điều 87 Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003 quy định.
Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
Số lượng yêu cầu: 01 chứng chỉ hành nghề
• Khảo sát xây dựng:
Căn cứ Khoản 1c Điều 49 Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003 quy định:
Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao;
Số lượng yêu cầu: 01 chứng chỉ hành nghề
• Thiết kế xây dựng công trình:
Căn cứ Khoản 1c Điều 56 Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003.
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
Số lượng yêu cầu: 01 chứng chỉ hành nghề.
Đối với ngành nghề thi công xây dựng khống có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp nào cả.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
Hồ sơ mở công ty xây dựng nộp lên Sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
• Đơn đăng ký kinh doanh;
• Điều lệ công ty;
• Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần);
• Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần);
Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.
1. Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;
2. Công bố thành lập trên cổng thông tin quốc gia;
3. Gắn bảng hiệu công ty;
4. Làm thủ tục khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế;
5. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.
6. Doanh nghiệp đăng ky chữ ký số khai thuế qua mạng.
7. Nộp tờ khai thuế môn bài.
8. Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.
9. Hoàn tất thủ tục đặt in hóa đơn GTGT
• Tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT phát sinh phải nộp( nếu có) + báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04
Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07
Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10
Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau
• Tiền thuế TNDN doanh nghiệp tạm tính để nộp không phải lập tờ khai
Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04
Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07
Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10
Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau
Quyết toán năm( Báo cáo tài chính): Hạn chót ngày 30/03 năm sau.
Sau khi công ty đi vào hoạt động 1-2 năm, để công ty đủ năng lực nhận thầu các công trình hạng 1, hạng 2 , hạng 3, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tương đương với cấp hạng công trình thi công.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1: do bộ xây dựng cấp;
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, hạng 3 do sở xây dựng cấp.
Phạm vi hoạt động của các chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:
Hạng I: Được tham gia xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
Hạng II: Được tham gia xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
Hạng III: Được tham gia xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Trên đây là toàn bộ những điều mà bạn cần biết khi mở công ty xây dựng để có những hoạch định và lộ trình phù hợp.
>>> Xem thêm thủ tục thành lập công ty xây dựng này đi, giúp bạn tránh được rủi ro khi làm thủ tục đấy.