Bạn đang có ý định thành lập một công ty mới để kinh doanh, bạn đang thắc mắc không biết muốn thành lập công ty TNHH, cổ phần cần phải làm những thủ tục gì? Thời gian là bao lâu? Và bao lâu thì có hóa đơn GTGT?

Sau đây Tư Vấn Hương Lan sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc mà bạn đang gặp phải.
Để tiến hành thành lập một công ty đầy đủ, hợp pháp bạn cần làm những công việc sau:
I. Chuẩn bị các thông tin và giấy tờ liên quan đến soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
1. Lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp của bạn.
Hiện nay tại Việt Nam có các loại hình sau mà bạn có thể lựa chọn
• Công ty cổ phần
• Công ty TNHH một thành viên.
• Công ty TNHH hai thành viên thở lên
• Doanh nghiệp tư nhân
• Công ty hợp danh
2. Đặt tên cho công ty bạn dự kiến thành lập.
• Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Ví dụ: “CÔNG TY TNHH A “ Loại hình là: TNHH, Tên riêng là: A
• Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Aps dụng cho toàn quốc)
3. Địa chỉ công ty đặt trụ sở chính.
Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chú ý: Chung cư không được đặt làm trụ sở cho công ty.
4. Tìm hiểu về ngành nghề mà bạn đăng ký kinh doanh.
• Xem nghành nghề có cần điều kiện không ( Điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về chứng chỉ hành nghề…)
>>> Xem ngay những ngành nghề cần vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh
• Áp mã nghành cấp 4 theo quy định của pháp luật.
5. Xác đinh vốn điều lệ đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
Vốn điều lệ
|
Số thuế môn bài phải nộp 1 năm
|
Trên 10 tỉ
|
3.000.000
|
Từ 10 tỉ trở xuống
|
2.000.000
|
Chi nhánh, vp đại điện
|
1.000.000
|
>>> Xem thêm vốn tối thiểu để thành lập công ty
6. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).
Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
II. Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập mới công ty lên sở KH&ĐT.
1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Căn cứ vào thông tin ở mục I chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ.
Hồ sơ gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông( công ty cổ phần), thành viên ( công ty tnhh) sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
• Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1bản).
• Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên, người đại diện theo pháp luật:
• Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu qui định) (1 bản)
2. Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời gian: Sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản chính)
III. Thủ tục khắc và thông báo mẫu dấu.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực năm 2015:
• Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
• Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp:
Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì kể từ ngày 01/07/2015 trở đi doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.
• Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định tại bản Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua, nội dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định; tuy nhiên, lưu ý rằng, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã công bố các thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp. Việc thực hiện này đã tạo nên một bước tiến mới về công khai hóa thông tin doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có thể thuận lợi trong việc tìm hiểu về đối tác kinh doanh của mình.
Tóm lại, từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
IV. Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký thành lập công ty
1. Khai thuế ban đầu tại chi cực thuế quận huyện nơi công ty đặt trụ sở chính cho công ty;
2. Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của công ty;
3. Làm token và kích hoạt kê khai thuế qua mạng điện tử
4. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện tử;
5. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài cho năm nay
6. Nộp công văn xin đặt in hóa đơn tại chi cục thuế và đợi kết quả chấp thuận cho phép đặt in hóa đơn GTGT chúng ta tiến hành đặt in hóa đơn GTGT.
Sau khi có hóa đơn GTGT chúng ta tiến hành phát hành hóa đơn và đợi được chấp thuận mới sử dụng được hóa đơn GTGT.
V. Thời hạn nộp tờ khai thuế lên cơ quan thuế khi doanh nghiệp đi vào hoạt động
1. Tờ khai thuế GTGT và tiền thuế GTGT phát sinh phải nộp( nếu có) + báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04
Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07
Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10
Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau
2. Tiền thuế TNDN doanh nghiệp tạm tính để nộp không phải lập tờ khai
Quý 1: Hạn chót vào ngày 30/04
Quý 2: Hạn chót vào ngày 30/07
Quý 3: Hạn chót vào ngày 30/10
Quý 4: Hạn chót vào ngày 30/01 năm sau
Trên đây là toàn bộ các việc cần phải làm để hoàn tất các thủ tục thành lập công ty TNHH, cổ phần đúng pháp luật.
>>> Xem thêm Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Tư Vấn Hương Lan
Nếu có vấn để gì còn thắc mắc chưa biết làm thế nào để thành lập công ty xin vui lòng liên hệ với Tư Vấn Hương Lan để được tư vấn miễn phí
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Tư Vấn Hương Lan để được tư vấn giải đáp
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Hotline: 0915 47 27 68 09621739 84
Email: tuvanhuonglan37@gmail.com