Với các cải cách thủ tục hành chính hiện nay, việc hoàn tất các bước thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập công ty tnhh 1 thành viên ( MTV) mới không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, có một thực tế là sau hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế + con dấu, nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, họ ngay lập tức dồn hết tâm trí vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục sau đó. Dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc bị đóng mã số thuế. Vì vậy bài viết này sẽ tư vấn những công việc cách thức giúp bạn biết hoàn tất hồ sơ thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên đúng pháp luật cần những gì.
Thành lập công ty tnhh 1 thành viên
Định nghĩa loại hình công ty tnhh 1 thành viên là gì?
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các bước thành lập công ty TNHH 1 Thành viên (MTV) như thế nào?
Bước 1: Điều kiện để làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 Thành Viên
• Tên công ty
Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Ví dụ: “CÔNG TY TNHH ABC “ Loại hình là: “TNHH”, Tên riêng là: “ABC”
Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Áp dụng trên toàn quốc)
>>> Xem ngay hưỡng dẫn cách đặt tên công ty hay đúng pháp luật va không bị trùng lặp này đi.
• Địa chỉ trụ sở đang ký thành lập công ty
Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chú ý: Chung cư không được đặt làm trụ sở cho công ty.
• Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Xem nghành nghề có cần điều kiện không ( Điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về chứng chỉ hành nghề…). Nếu ngành nghề không cần điều kiện thì đăng ký bình thường không cần bổ sung các giấy tờ liên quan.
>>> Xem ngay tất tần tật các ngành nghề kinh doanh cập nhật mới nhất theo QĐ 27/2018 của Thủ tướng chính phủ.
• Vốn điều lệ đăng ký thành lập công ty
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07 ( 6 tháng cuối năm) thì chỉ phải đóng 50% mức lệ phí môn bài của cả năm cho năm thành lập.
>>> Xem chi tiết Vốn điều lệ là gì ? để có sự chuẩn bị chu đáo trước khi làm thủ tục nhé.
• Thông tin người đại diện pháp luật
Chuẩn bị CMND hoặc hộc chiếu công chứng của người đại diện pháp luật ( CMND chưa quá 15 năm, công chứng chưa quá 3 tháng).
Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên lên Sở KH& ĐT
1. Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp:
Căn cứ vào thông tin ở Bước 1 chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên ( Người đại diện pháp luật ký nháy từng trang) (1 bản) ;
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu qui định) (1 bản)
2. Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT
Thời gian: Sau 03 – 05 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản chính)
>>> Xem ngay hướng dẫn chi tiết cách làm hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cập nhật mới nhất.
Bước 2 : Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Khắc và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
• Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:
Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì kể từ ngày 01/07/2015 trở đi doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.
• Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định tại bản Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua, nội dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định; tuy nhiên, lưu ý rằng, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã công bố các thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp. Việc thực hiện này đã tạo nên một bước tiến mới về công khai hóa thông tin doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có thể thuận lợi trong việc tìm hiểu về đối tác kinh doanh của mình.
Tóm lại, từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
>>> Xem chi tiết thủ tục khắc dấu cho công ty mới thành lập này đi, giúp bạn nắm được thủ tục khắc và thông báo mẫu dấu đúng pháp luật đấy!
Bước 5: Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh + MST + con dấu
1. Treo bảng hiệu tại trụ sở đã đăng ký;
2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: Khóa Công khai và Khóa Bảo mật. Khóa Công khai dùng để thẩm định Chữ ký số, xác thực người dùng của Chữ ký số. Khóa Bảo mật dùng để tạo Chữ ký số.
Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử,…
Chữ ký số
3. Nộp tờ khai thuế môn bài;
TT | Số ngày chậm nộp | Mức phạt |
1 | 1 đến 5 ngày | Phạt cảnh cáo |
2 | 5 đến 10 ngày | 400.000 đến 1.000.000 đ |
3 | 10 đến 20 ngày | 800.000 đến 2.000.000 đ |
4 | 20 ngày đến 30 ngày | 1.200.000 đến 3.000.000 đ |
5 | 30 ngày đến 40 ngày | 1.600.000 đến 4.000000 đ |
6 | 40 ngày đến 90 ngay | 2.000.000 đến 5.000.000 đ |
4. Nộp thuế môn bài cho năm nay.
5. Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử.
6. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty.
7. Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
9. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Như các điều kiện về ngành nghề yêu cầu giấy phép con, Chứng minh vốn, chứng chỉ hành nghê, bằng cấp...
>>> Xem ngay dịch vụ thành lập công ty trọn gói, uy tín tại Tư Vấn Hương Lan này đi, sẽ giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục chính xác, đầy đủ , đúng pháp luật mà bạn không phải đi lại bất cứ lần nào.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Tư Vấn Hương Lan để được tư vấn giải đáp miễn phí
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Hotline: 0915 47 27 68 09621739 84
Email: tuvanhuonglan37@gmail.com